Kênh thông tin cho mọi nhà

Thursday, October 24, 2019

Lapview là gì ? Những hiểu biết cơ bản về Lapview

XEM THÊM

Lapview là gì ? Những hiểu biết cơ bản về Lapview

Hôm nay mình sẽ làm chuỗi bài hướng dẫn liên quan đến Lapview, đầu tiền là bài giới thiệu hôm nay, mong các bạn ủng hộ và theo dõi.Tất cả chuỗi bài này là những kiến thức cơ bản áp dụng cho tất cả những bạn mới tiếp cận Lapview.

 LabVIEW là gì? 

LabVIEW là một phần mềm ( một môi trường để lập trình cho ngôn ngôn ngữ lâp trình đồ họa) sử dụng rất rộng rãi trong khoa học – kỹ thuật – giáo dục nhằm nhanh chóng và dễ dàng tạo ra các ứng dụng giao tiếp máy tính, đo lường, mô phỏng hệ thống, kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính theo thời gian thực. Lập trình đồ họa hoàn toàn giống như các ngôn ngữ khác, điểm khác biệt ở đây là giao diện, cách thức tạo ra chương trình không còn là những dòng lệnh như trong Pascal, C mà là những biểu tượng (icon), và dây nối (wire), LabVIEW có tính chất đặc biệt sau:

LabVIEW có thể đo lường được từ bất kỳ cảm biến (tín hiệu dạng điện áp, dòng điện, xung), LabVIEW có thể điều khiển được bất kỳ cơ cấu chấp hành (động cơ DC/AC, động cơ xăng, bơm thủy lực, lò nhiệt, pistion thủy khí,vv.), LabVIEW truyền qua bất kỳ chuẩn giao tiếp máy tính-máy tính, máy tính - thiết bị như chuẩn RS232, chẩn USB, chuẩn PCI, PXI, Wifi, Bluetooth, TCP/IP, vv.

LabVIEW hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư ngành Cơ khí, Cơ điện tử, Robotics, Ôtô, Viễn Thông và Điện tử trong việc: Tính toán và thiết kế sản phẩm, sản xuất mẫu (prototyping), mô phỏng và đánh giá chất lượng sản phẩm, .v.v.

Thiết bị ảo là gì? (VI – Virtual Instruments). 

Lập trình Labview trên cơ sở các thiết bị ảo. Các đối tượng trong các thiết bị ảo được sử dụng để mô phỏng các thiết bị thực, nhưng chúng được thêm vào bởi phần mềm. Các VI tương tự như các hàm trong các ngôn ngữ lập trình khác.

Các chương trình Labview được gọi là các thiết bị ảo (VIs). VIs bao gồm 3 phần chính – màn hình front panel, màn hình sơ đồ khối, biểu tượng và panel kết nối.

a.     Front panel:           

Là giao diện của người sử dụng. Ví dụ sau đây minh họa front panel.
Xây dựng front panel với các bộ điều khiển (controls) và các hiển thị (Indicators), chúng được sử dụng với các chức năng vào ra dữ liệu. Các điều khiển bao gồm các núm (knobs), nút ấn (push buttons), mặt đồng hồ và các thiết bị vào dữ liệu khác. Control là các đối tượng được đặt trên Front Panel để cung cấp dữ liệu cho chương trình. Nó tương tự như đầu vào cung cấp dữ liệu.
Indicator là đối tượng được đặt trên Front Panel dùng để hiển thị kết quả, nó tương tự như bộ phận đầu ra của chương trình. Các bộ hiển thị là các đồ thị, LED, và các hiển thị khác. Các bộ điều khiển mô phỏng các tín hiệu vào và cung cấp dữ liệu cho sơ đồ khối của VI còn bộ hiển thị mô phỏng các tín hiệu đầu ra và hiển thị quá trình phát hay nhận dữ liệu ra mặt máy (front panel).



b.     Sơ đồ khối (Block Diagram):

Block Diagram của một VI là một sơ đồ được xây dựng trên môi trường Labview, nó có thể gồm nhiều đối tượng và các hàm khác nhau để tạo các câu lệnh để chương trình thực hiện. Block Diagram là một mã nguồn đồ hoạ của một VI. Các đối tượng trên Front Panel được thể hiện bằng các thiết bị đầu cuối trên Block Diagram, không thể loại bỏ các thiết bị đầu cuối trên Block Diagram. Các thiết bị đầu cuối chỉ mất đi sau khi loại bỏ đối tượng tương ứng trên Front panel.

Block Diagram của 1 VI đơn giản được thể hiện ở


Cấu trúc của một Block Diagram gồm các thiết bị đầu cuối (Terminal), Nút (Node) và các dây nối (wire)
 Terminal: là các cổng mà dữ liệu truyền qua giữa Block Diagram và Front panel, và giữa các Node trong Block Diagram. Các Terminal nằm ở dưới dạng các Icon của các Function
 Nodes: là các phần tử thực hiện chương trình, chúng tương tự như các mệnh đề, toán tử, hàm và các chương trình con trong các ngôn ngữ lập trình thông thường
Wires: là các dây nối dữ liệu giữa các node
3.2. Xây dựng sơ đồ mô phỏng
a) Lựa chọn thiết bị
Các khối chức năng của máy thu kênh phương vị hệ thống dẫn đường gần được xây dựng trên các Node sẵn có của phần mềm trong Block Diagram. Việc điều khiển và hiển thị các thông số của đài được trình bày trên Front panel.
Các khối chức năng với các thiết bị ảo cụ thể như sau:
- Khối tạo tín hiệu phát: khối tạo nguồn (Simulate Signal), mạch cộng, mạch so sánh.
- Khối tọa tín hiệu thu : khối nguồn dao động, mạch cộng, mạch nhân.
b) Sơ Đồ Block Diagram đơn giản mà mình xây dựng mẫu 







Share:

Timeline